Máy làm đá viên và cách sử dụng

Đăng bởi Đào Đức Lân

Máy làm đá viên đang được ứng dụng ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Cùng với đó hệ thống máy làm đá viên cũng đòi hỏi phải có nhiều cải tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho người sử dụng.

Hệ thống máy làm đá viên tinh khiết được chế tạo tích hợp từ công nghệ Mỹ với những cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam do đó máy làm đá viên sẽ đạt công suất tối ưu  so với các loại máy làm đá viên nhập từ Hoa Kỳ và Châu Âu

Hướng dẫn sử dụng máy làm đá viên

I,Các khái niệm cần biết

Máy nén = Máy làm lạnh khí, gas

Overload  = Rơ le nhiệt, đuôi nhiệt

Filter = Bộ lọc

Phao Gas  = Bộ dò mức gas trong cối làm đá

Van điện từ  = Các van chặn gas điều khiển bằng điện

Van tiết lưu cơ, van chặn cấp gas = Van điều chỉnh lưu lượng gas chỉnh bằng tay

Van chặn, van khóa  = Các van khoá gas chỉnh bằng tay

Đầu áp cao   = Đường đẩy của máy nén

Đầu áp thấp  = Đường hút của máy nén

Đầu dò mức nước = Bộ cảm nhận mức nước được đặt trên cối đá

Tháp giải nhiệt = Hệ thống làm mát máy bằng nước và quạt gió

Bình tách dầu = Bộ tách dầu cho dầu quay trở lại máy nén

Van một chiều = Khống chế cho gas đi theo một chiều nhất định

Bình ngưng tụ = Bộ phận làm ngưng tụ gas hơi thành lỏng

Bình chứa gas = Dùng để chứa gas lỏng

Cối đá = Bộ phận làm lạnh nước thành đá theo khuôn

Phin lọc = Bộ lọc ẩm và bụi bẩn…

Rơ le áp suất cao , thấp  = Bộ đóng ngắt điện bằng áp suất

Rơ le áp suất dầu  = Bộ đóng ngắt điện bằng áp suất dầu

Đồng hồ áp suất thấp, cao = Bộ hiển thị áp suất thấp, cao

Mắt soi gas, dầu  =  Dùng để theo dõi mức gas và dầu thông qua mắt kính

Timer = Rơ le điều chỉnh thời gian

Khởi động từ

Rơ le phao nuớc

Chú ý : Người sử dụng cần nắm vững khái niệm và vi trí lắp đặt các bộ phận trong máy đá để  cho việc vận hành hay thao tác sửa chữa nhỏ được dễ dàng hơn.

II. Vận hành máy

A.Kiểm tra trước khi khởi động:

*.Kiểm tra chiều quay gầu tải đá, để biết máy có bị ngược pha không?

1.Kiểm tra nguồn nước trong ngăn chứa nước làm đá?

2.Kiểm tra nguồn nước cho tháp giải nhiệt?

3.Kiểm tra dầu trong máy nén?

4.Kiểm tra điện áp, át tô mát, cầu chì, cầu dao điện ?

5.Kiểm tra các van chặn, van  điện ?

6.Kiểm tra chiều quay các motor  điện, bơm nước đúng chiều chưa?

7.Mở valve hút ngay đầu máy nén ?(Van này trước khi tắt máy đã khoá vào)

B. Khởi động máy – Tắt máy

1.Bật máy

a. Bật áttômát tổng để bật nguồn tổng.

c. Vặn van hút ở đầu máy nén ra vài vòng.

b. Bật công tắc chạy máy về bên phải để vận hành máy. Tháp, bơm sẽ hoạt động .

d. ấn nút ấn khởi động vào sau khi bật công tắc nguồn không quá 30 giây, máy nén sẽ chạy ngay, ấn trong 2 giây rồi nhả nút ấn ra.

e. Chỉnh van hút dần cho đến khi vặn ra hết nhưng cần phải duy trì áp suất hút trong phạm vi (3kg/cm2 ≤ P ≤ 4kg/cm2) Lúc này  cần theo dõi sự ổn định của máy thường  xuyên. Đồng thời kiểm tra  áp suất cao, thấp, dòng điện của máy có ổn định như thường lệ, nước bơm làm đá đã bơm chảy đều không.

2. Tắt máy

-Khoá van hút vào đến khi máy chuyển sang chế độ xả thì bật tắt (OFF) công tắc chạy máy.

-Khoá van hút cho đến hết (vặn vào).

-Tắt át tô mát tổng để tắt nguồn tổng (kể cả gàu tải),

Ghi chú: Có một số máy có chế độ timer định giờ khởi động. Khi đếm hết thời gian cài đặt máy sẽ khởi động, các van giảm tải sẽ mở giúp máy nén khởi động nhẹ nhàng. Tuỳ từng loại máy nén mà nhà chế tạo có lắp van giảm tải, bộ định giờ hay không. Thời gian giảm tải do kỹ thuật viên cài đặt.

Luôn nhớ theo dõi dòng chạy của máy nén, áp suất cao, áp suất thấp và mức dầu hồi để biết được tình trạng của máy cũng như tránh các hư hỏng không đáng phải xảy ra. Khi có các nghi vấn cần phải tìm hiểu nguyên nhân hoặc báo ngay cho nhà cung cấp.

3. Khi máy đã chạy ở chu kỳ làm đá. Người vận hành sẽ được hướng dẫn theo dõi kiểm tra ghi nhận các thông số dưới đây.

a. Giờ chạy thứ tự từng mẻ đá.

b. Dòng chạy đầu và cuối chu kỳ.

c. Điện thế có ổn định không.

d. Các pen (pen = rơle) áp suất, rơ le nhiệt.

e. Dầu và mức hồi dầu trong máy nén.

f. Kiểm tra  dầu qua kính lắp trên đầu máy nén.

g. Kiểm tra lượng nước làm đá, nước giải nhiệt.

h. Kiểm tra các bơm nước làm đá, bơm nước giải nhiệt.

i. Kiểm tra dao cắt đá khi ra đá.

j. Theo dõi đồng hồ áp suất cao và thấp.

k. Kiểm tra chiều quay gầu tải đá, mô tơ.

Người vận hành sẽ được hướng dẫn các bước như trên và ghi vào sổ vận hành thường xuyên để tiện việc nắm bắt quy trình vận hành.

III. Những sự cố người  vận hành có thể gặp  và cách  xử  lý

A. Sự cố về điện:

Máy nén, Bơm  không hoạt động, đèn nguồn không sáng.

Kiểm tra:

1.Xem nguồn điện có bị mất pha không?

2. Mức điện áp?

3. Cầu chì (át tômát) bảo vệ mạch điều khiển bên trong tủ điện?

Xử lý: Đảm bảo về nguồn điện, nguồn nước. Các tiếp điểm contactor(khởi động từ), relay, sự hoạt động các timer, sự chạm chập của mạch điện. Sau khi xử lý xong, kiểm tra lại một lần nữa xem còn sai sót gì không rồi cho máy hoạt động trở lại.

B. Sự cố về gas, dầu và áp suất:

1.Pen áp suất cao nhảy: Máy nén, bơm không chạy. Đèn nguồn vẫn sáng, đèn sự cố không sáng.

Kiểm tra:

*Bơm nước tháp giải nhiệt có đảm bảo lưu lượng cần thiết không?

*Lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ không?

*Quạt tháp giải nhiệt có hoạt động tốt không?

*Bình ngưng có bị bẩn hay tắc nghẽn không?

*Các van chặn có bị khoá lại không ?

Phải tắt máy trước khi kiểm tra. Xử lý xong, nhấn nút RESET của pen áp suất cao (nếu có) , hoặc giảm áp cao để máy tự RESET và cho máy chạy lại.

2. Máy nén ngưng hoạt động pen áp suất dầu nhảy.

Tình trạng: Máy nén không hoạt động, Bơm vẫn hoạt động, đèn nguồn vẫn sáng, đèn sự cố không sáng.

Xử lý:

*Kiểm tra dầu trong máy nén qua kính xem dầu có đủ,có bẩn không?

*Bình tách dầu có nghẹt, bẩn không?

*Kiểm tra lưới bơm dầu ngay máy nén có bẩn, tắc nghẽn không?

Sau khi xử lý xong cho máy hoạt động trở lại.

3. Đèn nguồn sáng, đèn sự cố bật sáng.

Xử lý:

*Kiểm tra các rơ le nhiệt (đuôi nhiệt) dưới mỗi khởi động từ, xem có cái nào bật ra không ? Nếu có thì kiểm tra bộ phận tương ứng của khởi động từ đó xem có bị quá tải hay chạm chập không? Xử lý xong ấn reset lại đuôi nhiệt, và cho máy chạy lại ,

Lưu ý:

1.Thường xuyên kiểm tra về sự hồi dầu và độ bẩn của dầu để châm thêm hoặc thay mới.

2. Luôn dự phòng một vài vật tư và vật dụng cần thiết nhất như:

*Hạt hút ẩm.

*Gas và đồng hồ đo áp suất, dây sạc gas.

*Đồng hồ đo điện, kìm, kéo, tuốt vít

*Bình nhớt (dầu) cho máy nén.

*Bộ chìa khoá, khoá valve, kìm bấm, mỏ lếch

3. Trước khi tiến hành bảo trì hay sửa chữa nên lưu ý kiểm tra nguồn điện để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị cũng như kỹ thuật viên.

4. Sau khi xử lý các sự cố, nên lưu ý kiểm tra các van chặn trước khi khởi động lại máy.

IV. Chế độ kiểm tra bảo trì

Năng suất và chế độ hoạt động của máy sản xuất nước đá tinh khiết phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như sau:

*Nhiệt độ môi trường xung quanh.

*Nhiệt độ nước giải nhiệt.

*Nhiệt độ nước làm đá.

*Các thành phần cơ bản trong nước làm đá.

*Công suất điện năng cần thiết và các thiết bị đính kèm cung cấp cho hệ thống.

Để đảm bảo hiệu suất sử dụng cũng như độ bền hệ thống, người vận hành nên có ý tứ quan sát và linh hoạt hiệu chỉnh các thông số cơ bản để tối ưu hoá công suất và tối thiểu chi phí sản xuất như: Thời gian làm đá, lượng điện năng tiêu thụ.

V. Kiểm tra bảo trì hệ thống

A. Hệ điện

1.Điện động lực:

Đo và kiểm tra điện áp.

Đo và kiểm tra dòng định mức đầu và cuối chu kỳ làm đá.

Độ tiếp điện các mặt vít.

Kiểm tra các overload, vị trí cài đặt có phù hợp không?

Đo độ cách điện các thiết bị: máy nén, motor

2. Điện điều khiển:

Kiểm tra các Timer: Có xung đột hay mức điều khiển còn chính xác không.

Kiểm tra các Relay: Độ nhạy và độ tiếp điện các mặt vít.

Các pen(Rơle) điều khiển: Cao áp, hạ áp, dầu, nhiệt

Các valve điện từ: Độ nhạy, sự rò rỉ (luồn gas), khả năng đóng mở valve?

B. Hệ Gas và dầu:

1.Mức gas và chất lượng?

2. Lượng dầu, khả năng bôi trơn và giải nhiệt?

3. Các lưới lọc, bình tách dầu còn hoạt động tốt không, phao cấp dịch?

4. Kiểm tra dầu qua mắt kính nếu thiếu cần lấy dầu về từ cối đá hoặc tách lỏng.

C. Hệ nước:

1. Bồn cấp nước

2. Bơm cấp nước

3. Thành phần nước

4. Tháp giải nhiệt

5. Bình ngưng

D. Hệ các chi tiết cơ khí và truyền động:

1. Cấu trúc và độ kín các chi tiết cơ khí

2. Kiểm tra các ổ đỡ, vòng bi

3. Dao cắt, hộp số

Lưu ý kiểm tra: Độ kín và khả năng đóng mở các valve đầu hút, đầu nén, valve chặn bầu chứa gas, valve trước và sau bình ngưng, valve bypass, valve tiết lưu.

Thường xuyên theo dõi sự rò rỉ gas trong hệ thống, đề phòng mất gas, sự rò rỉ dầu ra ngoài quan sát được  bằng mắt thường (những chổ loang vết dầu) và qua mắt soi gas, mọi thao tác tháo lắp, xoay vặn các van, cần phải kiểm tra lại bằng bọt xà phòng, nếu có sự rò rỉ không xử lý được phải báo ngay cho nơi cung cấp biết để xử lý kịp thời.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DANH MỤC