Những Cách Để Cách Làm Giảm Nồng Độ Rượu Mà Vẫn Giữ Nguyên Mùi Vị
Những Cách Để Cách Làm Giảm Nồng Độ Rượu Mà Vẫn Giữ Nguyên Mùi Vị
Đăng bởi Đào Đức Lân
Có rất nhiều cách làm giảm nồng độ rượu như hạ thổ, lão hóa rượu… Nhưng đâu là cách tốt nhất, vừa hạ nồng độ vừa giữ nguyên mùi vị của rượu?
Đối với các loại rượu có nồng độ càng cao thì rượu càng ngon và giữ được hương vị vốn có của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được loại rượu này. Khi độc rượu càng cao người uống rất dễ say, ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.
Nồng độ rượu là gì?
Nồng độ là đơn vị được sử dụng nhằm đo nồng độ của rượu tính bằng ml. Nồng độ rượu được tính theo lượng rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch rượu. Nếu nồng độ rượu càng cao thì lượng rượu nguyên chất càng nhiều, rượu càng nặng.
Ví dụ khi nhắc tới rượu 40 độ, nghĩa là có đến 40ml rượu nguyên chất trong 100 ml dung dịch.
Thông thường, những loại rượu được nấu theo phương pháp truyền thống được xếp vào hạng rượu nặng với nồng độ rượu tương đối cao. Sau khi chưng cất xong, rượu thường giao động từ 40-55 độ. Vì thế rượu rất khó uống và không tốt với sức khỏe của người sử dụng.
Để có thể sử dụng được rượu gạo người ta thường giảm độ bằng cách làm giảm nồng độ rượu bằng cách hạ thổ, làm lạnh, pha loãng, ngâm rượu, lão hóa rượu… để có nồng độ trong khoảng tư 29- 40 độ.
Bên cạnh đó, nồng độ rượu trong khoảng 20-40 độ là nồng độ rượu lý tưởng để uống. Đây cũng là mức mà các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp lựa chọn. Bởi nồng độ rượu càng cao, mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng cũng tăng lên.
Như vậy, bằng cách làm giảm nồng độ rượu các cơ sở sản xuất rượu có thể giảm mức thuế cần đóng, đối tượng sử dụng cũng rộng hơn.
Cách làm giảm nồng độ rượu truyền thống
Ngâm rượu cùng thảo dược
Rượu trắng khi chưng cất thường có nồng độ cao nên bạn có thể đem chúng ngâm cùng với các loại thảo dược như linh chi, sâm… sẽ làm hạ độ rượu.
Vì sao lại vậy? Bởi nhờ các dược tính trong thảo dược sẽ trung hòa nồng độ rượu. Rượu ngâm này thường được để rất lâu, theo thời gian, rượu trắng nồng độ cao sẽ hạ độ và ngon hơn.
Phương pháp hạ thổ
Phương pháp hạ thổ rượu là phương pháp làm giảm nồng độ rượu theo cách truyền thống xa xưa. Cách làm này vừa an toàn vừa giúp rượu ngon, thơm hơn rất nhiều.
Rượu khi hạ thổ sẽ được tác động bởi từ trường trái đất, từ đó phóng các hợp chất thơm. Bởi vậy, khi uống rượu hạ thổ lâu năm bạn sẽ cảm nhận được hương vị rượu ngon hơn rất nhiều. Đồng thời, độ rượu cũng giảm đi đáng kể.
Phương pháp làm lạnh
Thông thường, đối với các loại rượu chuẩn, có nồng độ cao khi làm lạnh sẽ giảm và đem lại cảm giác mát, ngon hơn cho rượu.
Phương pháp pha loãng
Khi pha thêm nước vào rượu ta cũng có thể làm hạ độ rượu. Đây là cách làm khá đơn giản và dễ dàng mà không cần bạn phải thực hiện những thao tác vất vả. Đối với một lượng rượu nhất định bạn sẽ cần pha với lượng nước thích hợp.
Ví dụ với 1 lít rượu trắng khoảng 40-45 độ, bạn sẽ cần pha thêm 50-400ml nước. Tùy theo độ rượu bạn muốn hạ xuống. Khi đổ cả 400ml nước, độ rượu sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 28 độ.
Nhưng phương pháp này cũng có một nhược điểm là khi pha loãng, rượu sẽ không đều nhau. Như vậy, rượu tuy hạ được độ rượu như mong muốn nhưng sẽ không ngon.
Những cách làm giảm nồng độ rượu trên sẽ tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí. Nhiều khi làm biến đổi hương vị của rượu. Chính vì thế, nhiều người, nhiều cơ sở sản xuất rượu lựa chọn sử dụng máy khử độc tố và lão hóa rượu để hạ độ rượu trước sử dụng.
Rượu sau khi xử lý qua máy lão hóa rượu sẽ ngon, uống mềm, êm, không gắt đặc biệt là không làm mất mùi vị của rượu. Bên cạnh đó còn loại bỏ được các độc tố trong rượu, giúp rượu uống an toàn hơn, trong hơn.
Địa chỉ: Số nhà 50 ngõ 115 đường Nguyễn Mậu Tài, TT Trâu Quỳ Gia Lâm, TP Hà Nội
Địa chỉ xưởng sản xuất: Thôn Yên Mỹ, Xã Dương Quang, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội