Thực phẩm tươi sống, nông sản, hải sản hay rau củ quả là những sản phẩm dễ bị tác động bởi nhiệt độ môi trường. Vì vậy, sử dụng kho lạnh thực phẩm là giải pháp tránh tình trạng hư hỏng hàng hóa tốt nhất.
Ngoài ra, hiện nay nhiều công ty sử dụng kho lạnh để bảo quản sản phẩm, hàng hóa của mình. Điều đó cho thấy chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm kho lạnh thực phẩm là gì?
Kho lạnh thực phẩm là hệ thống kho lưu trữ, dùng để bảo quản hàng hóa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các cơ sở chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đặc thù cần phải lưu trữ hàng hóa ở nhiệt độ phù hợp như: Rau củ quả, trái cây, thực phẩm, đồ đông lạnh, các thiết bị y tế, vacxin,...
Khái niệm kho lạnh thực phẩm là gì?
Ngoài ra, chúng còn được lắp đặt với hệ thống làm mát, làm lạnh hay cấp đông giúp bảo quản, lưu trữ hàng hóa lâu và chất lượng.
Cấu trúc kho lạnh thực phẩm đạt chuẩn
Kho lạnh được cấu tạo bởi các thành phần chính như sau:
Vỏ kho lạnh
Vỏ kho được làm từ tấm cách nhiệt panel giúp ngăn ngừa các tác động từ yếu tố môi trường. Tấm này có độ nhẵn bóng, kết cấu 2 mặt ngoài được làm từ Inox Có được sơn tĩnh điện. Ngoài ra, lõi làm từ xốp cứng có khối lượng nhẹ khả năng cách nhiệt tốt và có độ bền cao.
Vỏ kho lạnh
Vách, nóc, đáy thường sử dụng Polyurethane (PU) cách nhiệt dày 100mm, 2 mặt được làm bằng tole mạ màu dày khoảng 0,45mm, với tỷ trọng từ 40 - 42 kg/ m3, có dán PE.
Tấm cách nhiệt được thiết kế có kích thước phù hợp với kho để đảm bảo chất lượng và làm tăng khả năng cách nhiệt.
Cửa kho
Cửa kho được sản xuất rất đa dạng về chủng loại và kích thước khác nhau như cửa bản lề, cửa trượt,...nhưng tất cả đều phải đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng.
Chúng thường được làm bằng Inox để đảm bảo độ chắc chắn và sáng của cánh cửa. Với thiết gioăng bao quanh giúp ngăn chặn khí lạnh thất thoát ra các khe và được gia cố thêm điện trở sấy giúp cánh cửa luôn khô ráo và sạch sẽ, dễ dàng thay thế và bảo dưỡng.
Cửa kho lạnh
Hệ thống làm lạnh
Hệ thống làm lạnh có chức năng điều chỉnh nhiệt độ trong kho đúng mức yêu cầu trong bảo quản. Tuy nhiên tùy vào loại sản phẩm và dịch vụ mà điều chỉnh nhiệt độ khác nhau.
Hệ thống làm lạnh
Cụm máy nén
Đây là bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu của kho lạnh thực phẩm. Chúng có chức năng làm nén môi chất lạnh ở mức cao để đủ chất làm lạnh có thể ngưng tụ.
Một số thương hiệu máy nén lạnh phổ biến như: Panasonic, Mitsubishi, LG, Bitzer,...
Dàn lạnh dàn nóng
Dàn nóng được cấu tạo từ những lá nhôm, đồng ghép xít nhau, ống đồng chứa môi chất lạnh đặt xuyên qua giàn lá nhôm giúp tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường.
Dàn lạnh dàn nóng của kho lạnh
Dàn lạnh là bộ phận chính của cục lạnh được làm từ lá nhôm hay lá đồng giúp tản nhiệt bao phủ phía bên ngoài với ống đồng và chứa môi chất lạnh bên trong. Đồng thời chúng sẽ hấp thụ nhiệt trong không khí khi dàn lạnh hút qua đó. Khi không khí đi ra ngoài dàn lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và sạch hơn bởi các bụi bẩn đã được giữ lại trong màng lọc.
Tủ điều khiển
Chức năng chủ yếu của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Với những thông số được quy định sẵn, các thiết bị sẽ điều phối hoạt động để nhiệt độ được ổn định.
Tủ điều khiển
Một số lợi ích kho lạnh bảo quản thực phẩm
- Giúp tiết kiệm không gian, chi phí bảo quản, giảm điện năng.
- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ theo từng loại sản phẩm.
- Dự trữ một khối lượng hàng hóa lớn và bảo quản được trong thời gian dài.
- Thời gian lắp đặt, tháo gỡ và vệ sinh đơn giản.
Phân loại kho lạnh thực phẩm
Dựa trên nhiệt độ của kho đông lạnh
Kho bảo quản lạnh
Với loại kho này nhiệt độ sử dụng thường -2 độ C đến 5 độ C. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nhiều từng loại sản phẩm như: Rau củ quả, nông sản, thực phẩm đông lạnh, dụng cụ thiết bị y tế thì chúng ta sẽ điều chỉnh nhiệt nhiệt độ ở mức phù hợp. Ví dụ như nhiệt độ ở kho bảo quản chuối là 9 độ C, kho bảo quản chanh là 5 độ C.
Kho đa năng
Đối với kho đa năng nhiệt độ phải đạt mức tối thiểu là - 12 độ C. Chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ tùy thuộc vào nhu cầu.
Kho cấp đông
Kho này cần đạt nhiệt độ ở mức tối thiểu là - 18 độ C. Chúng thường được dùng để sử dụng trong giai đoạn trước khi bảo quản các loại thực phẩm như rau củ, thịt, hải sản,...Phương pháp này được thực hiện bằng cách hạ nhiệt độ hàng hóa xuống mức thấp nhất tùy theo loại hàng hóa sau đó đưa hàng hóa đã được cấp đông vào kho để bảo quản hàng hóa.
Kho dùng để bảo quản nước đá
Để đáp ứng nhu cầu giải nhiệt vào mùa hè, chúng ta cần cân nhắc đến đá viên. Chúng thường xuất hiện rộng rãi tại các quán nước, quán bia, nhà hàng và các hộ gia đình,... Chính vì vậy nhu cầu đá viên ngày càng tăng cao, để bảo quản đá tránh bị tan trong thời gian dài khi nhiệt độ ngoài trời khắc nghiệt. Chúng ta nên cân nhắc sử dụng kho lạnh để bảo quản nước đá.
Nhiệt độ tối thiểu của loại kho này là -4 độ C.
Dựa theo dung tích chứa
Dung tích chứa của kho lạnh bảo quản được quy thành tấn thịt. Kho lạnh được phân chia thành nhiều loại như 50MT, 100MT,...
Phân loại kho lạnh thực phẩm
Dựa theo từng mặt hàng cần bảo quản
Kho lạnh bảo quản nông sản
Đối với kho lạnh bảo quản rau củ quả thì nhiệt độ quy định trong khoảng từ -2 độ C đến 5 độ C. Các thực phẩm được bảo quản chủ yếu như cà rốt, khoai tây, súp lơ,...nên bảo quản chúng ở thời điểm từ 2 đến 3 tuần, chỉnh nhiệt độ khoảng 2 độ C. Đối với một số loại rau quả nhiệt đới thì chúng thường được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn. Ví dụ như chuối nhiệt độ lớn hơn 10 độ C, chanh thì lớn hơn 4 độ C.
Kho lạnh bảo quản trái cây
Nhiệt độ tối ưu của kho này là 0 độ C - 12,5 độ C, thời gian bảo quản quy định khoảng 30 ngày, nhưng vẫn giữ được màu sắc và chất lượng tốt. Đặc biệt cần lưu ý không chuyển nhiệt độ xuống thấp hơn 10 độ C, vì khi chúng ta để ở nhiệt độ này sẽ làm trái cây chuyển màu, thịt trái cây sẽ bị cứng lại và gặp tình trạng mềm, nhũn sau khi đưa ra khỏi kho bảo quản, làm cho hàng hóa sau khi bảo quản không còn tươi.
Kho lạnh bảo quản hoa tươi
Hoa tươi thường được bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 1 - 10 độ C. Tuy nhiên, chúng ta còn phải phụ thuộc vào mỗi loại hoa khác nhau để điều chỉnh ở mức nhiệt độ sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo lưu giữ hoa tươi lâu hơn.
Độ ẩm lý tưởng thích hợp hóa là 90 - 95%.
Chọn vị trí lắp đặt kho lạnh thực phẩm
Kho lạnh thực phẩm được xem là hệ thống lưu trữ vô cùng quan trọng, vì đây là nơi chứa toàn bộ nguyên liệu, thành phẩm cần cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế, việc chọn vị trí để lắp đặt kho lạnh là điều rất cần thiết.
Nên đặt kho lạnh ở vị trí mà thiết bị hệ thống làm lạnh có không gian giải nhiệt, đồng thời cần lưu ý đặt hệ thống làm lạnh bên trong kho tại vị trí cho phép không khí được điều hòa, đối lưu đều xung quanh kho. Nếu kho lạnh và thiết bị, hệ thống lạnh được đặt không đúng chỗ, thực phẩm sẽ rất dễ bị hư hỏng vì nhiệt độ lạnh không được đối lưu, lan tỏa đều xung quanh không gian kho hoặc hệ thống không thể làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết được cài đặt trong kho bảo quản. Vì thế nên đặt hệ thống máy lạnh ở vị trí cao ráo, cách điện tốt và lắp đặt thêm các khung đỡ trước.
Chọn vị trí lắp đặt kho lạnh thực phẩm
Cách sắp xếp kho lạnh thực phẩm khoa học và tối ưu diện tích của kho
Dưới đây là một số quy trình sắp xếp kho lạnh thực phẩm khoa học và tối ưu:
Bước 1: Trước tiên, khi muốn thi công lắp đặt thì cần chuẩn bị mặt bằng. Bước này người kỹ sư cần đo đạc và kiểm định chất lượng của mặt bằng. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến độ bằng phẳng của nền kho lạnh hoặc độ dốc của kho.
Bước 2: Sau đó bạn cần chuẩn bị các tấm panel có kích thước phù hợp để lắp đặt ở các vị trí khác nhau. Tiến hành lắp các tấm panel tường và trần cùng một lúc và cố định chúng cho chắc chắn.
Bước 3: Kế tiếp người kỹ sư sẽ lắp cửa cho kho lạnh, bước này cần đảm bảo chắc chắn rằng khóa và bản lề có kết cấu trượt cứng và vững.
Bước 4: Cuối cùng, hoàn thiện công trình, kiểm tra lại kho lạnh đạt hiệu quả và công suất tốt nhất.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kho lạnh thực phẩm
Khi sử dụng kho lạnh thực phẩm cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Chế độ bảo quản kho cần phải hợp lý, chất lượng môi trường trong kho không chỉ giúp duy trì chất lượng thực phẩm bên trong mà còn giúp kho hoạt động hiệu quả và đỡ hỏng hóc hơn.
- Không nên bật/tắt liên tục, chỉ nên khởi động lại khi đã chờ 5 - 10 phút. Đây là thời gian hệ thống máy móc cân bằng trở lại.
- Dòng điện bị thay đổi đột ngột nếu bạn bật/tắt liên tục, dẫn đến hệ thống máy dễ bị hư hại. Do đó hệ thống điện cần phải có các thiết bị bảo vệ để đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
-
Đến với Đức Bảo chúng tôi sẽ mang đến cho Quý Khách Hàng những trải nghiệm sử dụng các sản phẩm bên Đức Bảo cung cấp, cũng như giải đáp những thắc mắc của Quý Khách về sản phẩm của chúng tôi.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng, thiết kế, gia công theo yêu cầu thực tế; Quý khách vui lòng liên hệ với Đức Bảo qua thông tin:
Địa chỉ: Số nhà 50 ngõ 115 đường Nguyễn Mậu Tài, TT Trâu Quỳ Gia Lâm, TP Hà Nội
Địa chỉ xưởng sản xuất: xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại : 0948.052.554 – 0929.168.883
Email: congngheducbao83@gmail.com
Website: https://congngheducbao.com