Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng về trái cây, nông sản. Thời gian qua, ngành rau quả có giá trị xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua dầu thô vào năm 2016. Bởi, Việt Nam là quốc gia có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó, Việt Nam có thể trồng được nhiều loại trái cây đa dạng với giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, vào nhiều năm trở lại đây, trái cây Việt Nam được chú trọng và đẩy mạnh đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, có được nhiều sản phẩm nhưng chưa có cách bảo quản tốt, khiến cho người dân Việt Nam phải chịu nhiều hậu quả bất lợi như sản phẩm hư thối, không thể xuất khẩu. Vậy sự hư hỏng của trái cây khi không được bảo quản chủ yếu là do những nguyên nhân nào?
1. Trái cây bị hư hỏng trong lúc thu hoạch:
Trong lúc thu hoạch, người dân cắt cuống không đúng, rơi rớt, vết cắn của côn trùng làm trầy xước làm mất lớp cutin trên vỏ trái cây. Dẫn đến quá trình vận chuyển bị va đập cơ học.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng do cơ học như sử dụng quy trình tốt khi thu hoạch, đựng trái cây trong túi đựng trái cây chuyên dụng, các hộp xốp, thùng carton mềm hoặc lót rơm rạ… sử dụng xe cơ giới vận chuyển thích hợp có đệm lót chống sốc, chống rung, bốc dỡ hàng hóa cẩn thận…
2. Độ ẩm ảnh hưởng đến chất lượng trái cây:
Độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng trái cây. Độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển nhanh, đặc biệt là nấm mốc. Độ ẩm thấp sẽ đẩy mạnh quá trình mất nước làm trái cây bị khô, héo, hình thức xấu. Vì vậy việc duy trì độ ẩm thích hợp đặc biệt quan trọng trong bảo quản trái cây.
3. Vi sinh vật ăn sâu vào trái cây:
Khi trái cây bị các vi sinh vật có hại ăn sâu vào, trái cây có thể bị thay đổi hương vị, màu sắc, độ tươi, hình thái bề ngoài và màu sắc bên trong. Hơn thế nữa, nó có thể ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng gây ra các độc tố và làm mất an toàn thực phẩm khi được sử dụng.
Để bảo quản trái cây chúng ta nên áp dụng quy trình tuyển chọn, vứt bỏ những trái kém chất lượng, bị trầy xước, không đạt yêu cầu. Tiếp đến, cần làm sạch hoặc sát trùng bằng chế phẩm tự nhiên, cũng như làm khô lớp vỏ bên ngoài của trái cây sao cho tỷ lệ nhiễm vi sinh vật qua tiếp xúc là nhỏ nhất.
4. Những nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như đặc thù loại trái cây, những vẫn đề của trái cây trước khi thu hoạch… chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây hư hỏng khi bảo quản trái cây.
Do đó, để tránh những nguyên nhân gây hư hỏng đến trai cây, chúng ta cần phải bảo quản bằng kho lạnh hoặc tủ lạnh. Nhưng với số lượng lơn trái cây thì tốt nhất bạn nên bảo quản bằng khoalạnh để đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cũng như dộ tươi ngon của chúng.
Khi bảo quản trái cây trong kho lạnh, chúng ta cần phân loại theo khả năng tạo khí và hấp thụ khí và bảo quản trong túi riêng, hộp riêng. Ngoài ra chúng ta có thể mua những gói hút khí ethylene giúp bảo quản trái cây lâu hơn.
Đến với Đức Bảo chúng tôi sẽ mang đến cho Quý Khách Hàng những trải nghiệm sử dụng các sản phẩm bên Đức Bảo cung cấp, cũng như giải đáp những thắc mắc của Quý Khách về sản phẩm của chúng tôi.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt hàng, thiết kế, gia công theo yêu cầu thực tế; Quý khách vui lòng liên hệ với Đức Bảo qua thông tin:
Địa chỉ: Số nhà 50 ngõ 115 đường Nguyễn Mậu Tài, TT Trâu Quỳ Gia Lâm, TP Hà Nội
Địa chỉ xưởng sản xuất: xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại : 0948.052.554 – 0929.168.883
Email: congngheducbao83@gmail.com
Website: https://congngheducbao.com